Đặc điểm Pascal_(ngôn_ngữ_lập_trình)

Pascal ở dạng nguyên thủy của nó là một ngôn ngữ thuần túy và bao gồm các cấu trúc điều khiển giống như ALGOL truyền thống với các từ dành riêng như if, then, else, while, forcase khác nhau trên một câu lệnh khối lệnh. Pascal cũng có cấu trúc dữ liệu cấu trúc của ngôn ngữ lập trình ALGOL 60 như bản ghi, biến thể, con trỏ, liệt kê và bộ. Những cấu trúc như vậy được lấy cảm hứng từ Simula 67, ALGOL 68, ALGOL W của Niklaus Wirth và được đề xuất bởi C. A. R. Hoare.

Dễ học, dễ đọc

  • Pascal có khá nhiều từ khoá, so với C, Pascal sử dụng các từ nhiều hơn là ký hiệu. Pascal đã trở thành một trong những ngôn ngữ được nhiều quốc gia chọn để dạy học trong chương trình học phổ thông. Nhiều chương trình Pascal có thể đọc dưới dạng văn xuôi rất dễ dàng.
  • Pascal không phân biệt chữ HOA với chữ thường

Trình bày

Phần chính của mọi chương trình Pascal là khối lệnh (main). Một khối lệnh bắt đầu bằng từ khoá Begin và kết thúc bằng End. Trước chương trình chính sẽ là các khai báo thư viện, biến, thủ tục, hàm,... Các câu lệnh trong Pascal được ngăn cách bằng dấu chấm phẩy (";"). Câu lệnh cuối cùng của một khối lệnh có thể giản lược đi một dấu chấm phẩy. Cuối chương trình luôn có một dấu chấm sau end (end.).

1 begin2     writeln('Hello World');3 end.

Pascal, nguyên thể đơn thuần là ngôn ngữ lập trình thủ tục với một loạt các từ khóa chuẩn if, while, for, và các thành phần khác. Pascal là một ngôn ngữ hỗ trợ cả lập trình có cấu trúc lẫn lập trình hướng đối tượng. Hướng đối tượng bắt đầu được đưa vào Turbo Pascal ở phiên bản 5.5. Free Pascal cũng đưa hướng đối tượng vào từ rất sớm.

 1 while a <> b do WriteLn('Chao Ban'); 2  3 if a > b then 4     writeln('Thoa man dieu kien') 5 else 6     writeln('Khong thoa man dieu kien'); 7  8 for i:= 1 to 10 do writeln('La(.p: ', i:1); 9 10 repeat a:= a + 1 until a = 10;

Pascal cấu trúc các chương trình thành các thủ tụchàm.

 1 program mine(output); 2  3     procedure print(var i: integer); 4  5         function next(i: integer): integer; 6         begin 7             next:= i + 1 8         end; 9 10     begin11         writeln('Tong la: ', i);12         i:= next(i)13     end;14 15 begin16     i:= 1;17     while i <= 10 do print(i)18 end.

Các thủ tục và hàm có thể lồng vào nhau theo nhiều cấp, và từ program là khối cấu trúc ngoài cùng nhất. Trước mỗi khối là phần khai báo. Ta có thể khai báo các hằng, các biến, các kiểu, hoặc các nhãn. Các từ khoá var (biến), type (kiểu), const (hằng), label (nhãn) được đặt trước các khai báo có cùng thể loại. Chú thích của Pascal được đặt trong ngoặc nhọn, ví dụ: { comment }, hoặc là ngoặc đơn với sao, ví dụ: (* comment *), trong Free Pascal, ký hiệu // chỉ ra rằng các ký tự sau đó (ở cùng dòng với nó) là chú thích, ví dụ: // comment. Chú thích không ảnh hưởng đến các lệnh của chương trình. Mọi chú thích sẽ tự động bỏ qua trong tiến trình dịch.

  { đây là chú thích }  begin    writeln('Viet Nam');  end.